03. Nguyễn Thanh Hằng – 11A1 “NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG”

Bài dự thi  

Họ và tên: Nguyễn Thanh Hằng

Trường: Trung Học Phổ Thông Minh Phú

Lớp: 11D1

Địa chỉ liên hệ : Bắc Hạ – Quang Tiến – Sóc Sơn- Hà Nội

Số điện thoại: 0396785090

Thông tin về nhân vật trong tác phẩm

Giáo viên chủ nhiệm : Nguyễn Thị Kim Dung

Hiện là giáo viên chủ nhiệm lớp 11D1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“ Muốn qua sông phải lụy đò 

            Đời người muốn bước cậy nhờ người đưa… 

            Tháng năm dầu dãi nắng mưa 

            Con đò trí thức thầy đưa bao người  

            Qua sông gửi lại nụ cười 

            Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

 

            Con đò mộc – mái đầu sương 

            Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày, 

            Khúc sông ấy vẫn còn đây 

            Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…” 

 

Những câu thơ về người lái đò ấy quả thực rất hay, nó như lời khẳng định cho công lao to lớn của người thầy, người cô, họ là những người lái đò đưa thế hệ măng non sang sông và giúp những lứa học trò đến với bến bờ tri thức, đến với cuộc sống nhiệm màu và dạy học trò cách làm người sao cho tốt, sống sao cho phải.

Trong những năm tháng tuổi trẻ, những tháng ngày thanh xuân hay hiện tại giờ đây còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều có cơ hội được gặp  những người thầy, người cô, với những phong cách giảng dạy khác nhau, tính cách cũng khác nhau và cách truyền cảm hứng đến với học sinh của học cũng là khác nhau, nhưng bạn  hãy dành một chút thời gian của mình thử nghĩ lại xem ai trong số những người lái đò ấy đã thay đổi bạn nhiều nhất, ai là người  nhiệt huyết với nghề cùng với tình yêu thương bao la rộng mở và người đã thổi hồn vào bạn ngọn gió mới để từ đó bạn có nhận thức về cuộc đời, ấp ủ trong mình ước muốn được thay đổi bản thân xảy ra mãnh liệt trong bạn. Bạn đã nghĩ ra đối với bạn đó là ai chưa?

 

Còn về phía cá nhân tôi, cha mẹ là những người thầy người cô đầu tiên của cuộc đời mình. Bạn có thắc mắc tại vì sao không? Tôi sẽ giải đáp cho bạn nhé! Lẽ bởi cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta, cho chúng ta cơ hội được sống và dạy ta từng tiếng nói bi bô đầu tiên, dạy ta biết lẫy, biết bò, biết đi,cha mẹ là người cho chúng ta cái thân vì không cha, không mẹ thì làm sao có mình. Ngay từ khi còn nhỏ ta còn là một bào thai trong bụng mẹ, mọi chất dinh dưỡng khi mẹ ăn đều chuyền vào ta, cho đến khi chúng ta được sinh ra mẹ phải cho ta bú sữa, lớn hơn thì mẹ lo cho còn từng miếng ăn giấc ngủ hay ẩn chứa trong lời mẹ ru là tình yêu thương bao la dành cho con, chỉ vậy thôi ta đã thấy được công lao của cha mẹ to lớn nhường nào. Bởi vậy từ xa xưa ông cha ta có câu:

“ Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông’’    Hay câu ca dao:  

                        “ Một lòng thờ mẹ kính cha 

                    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con’’

Chẳng có lẽ nào mà ta lại không yêu thương kính trọng cha mẹ của mình, một đời họ vất vả nuôi con khôn lớn, vất vả khổ cực không ngại khó khăn, cha mẹ vô cùng đáng quý phải không? Đức phật Thích – ca Mâu –ni người đã từng dạy: Xa xưa vào thời mà chưa có đức phật như bây giờ thì ở trong nhà có hai vị phật, đó chính là cha và mẹ, con cái yêu quý, kính trọng cha mẹ cũng như kính trọng phật, nếu con cái đi chùa lạy phật mà về nhà không kính trọng thương yêu cha mẹ thì thật vô nghĩa.

Cha mẹ cho ta đến với cuộc sống, cho ta lớn lên và từ đó hình thành trong người con lòng biết ơn, người con có hiếu thì biết cầu toàn hơn trong công việc, cố gắng học hành để thành người tài giỏi báo hiếu cha mẹ, giúp cha mẹ có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đỡ vất vả, không phải dầm mưa dãi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Nhưng phải làm sao để chúng ta có thể giỏi giang, làm sao để báo hiếu cha mẹ và làm sao để cha mẹ không phải khổ? Tất nhiên rồi để làm được điều đó chúng ta phải kể đến công lao to lớn của người thầy, người cô. Nếu cha mẹ là người cho ta cơ hội được sống, được sinh ra, được lớn lên để ngắm nhìn cuộc sống muôn hình vạn trạng, thì thầy cô là người cho chúng ta tri thức, họ là người chắp cánh cho ta, để ta được  thỏa sức vẫy vùng, tung bay trong khoảng trời bao la vô tận.

Khi bước chân tới ngôi trường cấp ba trung học phổ thông Minh Phú, tôi thấy nơi đây thật yên bình, khuôn viên trường có nhiều cây xanh, có cả những đàn bồ câu trắng sải cánh tung bay trên nền trời xanh biếc.Tôi đã trải qua năm học lớp 10 một cách đầy thú vị và phấn khởi. Đến với trung học phổ thông Minh Phú tôi  thật may mắn khi có duyên và gặp được người cô giáo chủ nhiệm Kim Dung. Cô Dung là giáo viên dạy môn toán, đồng thời cô cũng là giáo viên chủ nhiệm của tôi- người đồng hành cùng lớp tôi trong những năm tháng nổi loạn nhất của tuổi trẻ. À! Cô còn là một thủ lĩnh văn hóa đọc nữa đấy bạn có biết không?

Trong các tiết học, bài giảng của cô rất hay và lôi cuốn học sinh nữa bởi trong bài giảng cô không chỉ dạy học sinh lý thuyết mà còn kèm vào đó là những kĩ năng sống hay bài học đáng giá của cuộc đời.Tôi còn nhớ như in cái ngày đi nhận lớp, hôm ấy cũng là lần đầu tiên tôi gặp cô, bước chân vào lớp, tôi thấy cô mặc trên mình một chiếc áo trắng tay bèo cách điệu và kết hợp với nó là chiếc váy đen bồng bềnh, mái tóc cô để dài tới cổ cùng với đôi môi đỏ hồng và nước da trắng sáng. Trong buổi gặp mặt ấy bạn có biết tôi bất ngờ nhất vì điều gì không? Điều tôi bất ngờ nhất đó chính là phần giới thiệu, cô bảo rằng cô là một giáo viên dạy toán. Chao ôi! Điều đó kiến tôi thấy thật khó tin, bởi thông thường tôi thấy rằng giáo viên dạy toán là người có phần khô khan và không quá hài hước nhưng giờ đây mọi thứ đều được đảo ngược. Cô Kim Dung là một người giáo viên thú vị, ngay từ buổi đầu tiên đi nhận lớp tôi đã nhận thấy sự tâm huyết cháy bỏng trong cô, vì khi đó chúng tôi là học sinh mới chuyển cấp, tập tành những bước đầu vào ngôi trường cấp ba với biết bao sự bỡ ngỡ xem lẫn vào đó là sự bồi hồi và lo lắng những sự lo sợ ấy hoàn toàn tan biến bởi các hoạt động vui chơi cô đã bày ra cho chúng tôi. Ngày nhân lớp ấy thật đặc biệt biết bao, tất cả nắm tay nhau và ngồi thành một vòng tròn thật lớn, cùng nhau hát ca “ người bên trái cũng là bạn tôi…bên phải cũng là bạn tôi… la là lá la.” Tiếng vỗ tay rộn vang hoà quyện với tiếng hát đã bao chùm lên toàn bộ không gian lớp học. Tâm trạng ai cũng vui vẻ, miệng cười toe nên đôi mắt díu lại. Cũng chính từ giây phút ấy những đứa học trò chúng tôi chẳng quen biết nhau mà giờ đây hoà tan với nhau trộn lẫn lại thành một. Đó cũng chính là tiếng cười xua tan mọi phiền lo và không còn rụt rè khi đến trường, đến lớp vì chúng tôi cảm thấy nơi này dần dần trở nên thân thương, ở đây có cô, những người giáo viên tâm huyết trong trường và cả các bạn mới quen nữa.

 

Cuộc gặp gỡ đầu năm của học sinh  lớp cô Kim Dung

 

Năm học lớp 10 đã trôi qua,và để lại trong em biết bao kỉ niệm đẹp nhờ có các hoạt động do cô Kim Dung tổ chức, nào là chuyến đi hoạt động trải nghiệm tới trường xanh Tuệ Đức hay ngôi trường BKE. Thật vinh dự chúng tôi được biệt và làm quen với các cô chú chúng thủ lĩnh văn hóa đọc, được biết tới các cấp độ đọc của việc đọc sách, những quy tắc hay như quy tắc hoàn  nguyên, không những thế từ chuyến đi của cô Kim Dung tổ chức chúng tôi còn được gặp gỡ thủ lĩnh văn hoá đọc của các vùng miền trên tổ quốc. Họ mang trong mình những khát vọng thật cao cả đó là ước muốn lan tỏa việc đọc sách tới mọi người, mọi nơi và tặng thật thật nhiều sách cho các bạn nhỏ vùng cao. Ngoài ra chúng tôi còn được cùng cô đi tới các bảo tàng lớn nhỏ trong Hà Nội với mục đích nhằm nâng cao kiến thức và nhận biết cho học sinh. Những chuyến đi ấy đối với tôi nó như những cuộc phiêu lưu vậy, đưa tôi đến với những vùng đất mới, tìm ra điều bí ẩn và khám phá cuộc sống nhiệm màu.

 

 

 

Hình ảnh cô và trò phấn khởi hào hứng trang trí bảng lớp học trước giờ họp phụ huynh.

 

 

Bên cạnh đó các buổi họp phụ huynh do cô tổ chức cũng thật chu đáo. Cô không chỉ nói về vấn đề của các bạn trong lớp mà ngày họp phụ huynh cô tổ chức các hoạt động cho học sinh và cha mẹ có cơ hội gần nhau hơn, kết nối chia sẻ những điều muốn mà chưa có cơ hội nói ra, từ đó mối quan hệ trong gia đình ngày một tốt đẹp, cha mẹ hiểu được con, con cái  hiểu cha mẹ và yêu thương cha mẹ nhiều nhiều hơn nữa.

Cô Kim Dung là người đã truyền lửa cho tôi để tôi biết đến và say mê hơn những cuốn sách hay, nhờ có cô mà giờ đây tôi đã cảm nhận được mùi thơm qua từng trang sách. Trong lớp học cô xây dựng cho chúng tôi  một không gian đọc sách, trong không gian ấy chúng tôi có kệ sách có nhành hoa, những cuốn sách của thời đại, và cũng không thể nào thiếu sách về tuổi thơ hồn nhiên mộng mơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh những tiết toán khô khan cô luôn giới thiệu chúng tôi đọc những cuốn sách nhân văn như bộ sách gieo hạt cùng vĩ nhân, bộ sách ấy nói về các vĩ nhân họ đã cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được và đến với thành công, sau mỗi một câu truyện luôn đi kèm với một bài học mà bạn đọc cần rút ra. Để học sinh thêm say mê và yêu thích  hơn việc đọc sách vì vậy trong giờ sinh hoạt cô Kim Dung luôn tổ chức cô chúng tôi cuộc thi đúc kết sách. Đầu tiên là môi trường trong lớp sau đó cô tổ chức với quy mô lớn hơn, thi đúc kết sách toàn trường với sự tham gia chấm bài đúc kết của các cô chú BKE.

Chính nhờ sự tận tình, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh và có đóng góp suất sắc trong phong trào thi đua, đổi mới và sáng tạo trong dạy và học, tháng mười vừa cô giáo Kim Dung đã đạt được thành tích rất cao “ Nhà giáo Hà Nội– tâm huyết sáng tạo.” Em xin gửi lời chúc tới cô, chúc cô thành công, thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, chúc cô luôn sáng tạo và có bước tiến mới trong công cuộc xây dựng nền giáo dục ngày một tốt đẹp hơn.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Kim Dung– người giáo viên nhiệt huyết dã dạy cho chúng em vô vàn bài học hay về cuộc sống và con người.

 

“ Làm sao quên được ơn thầy  

      Công người dạy dỗ có ngày hôm nay 

      Nét đầu thầy phải cầm tay

      Rèn con chữ viết mới ngay thẳng hàng 

 

     Nhớ thầy nhớ chiếc đò ngang 

     Tay thầy chèo chống đưa sang bao người  

     Nhọc nhằn gian khổ vẫn vui 

     Vì đàn em nhỏ vì đời mai sau 

     Từng đoàn nối tiếp kề nhau 

     Dựng xây đất nước sớm mau bằng người 

     Non sông hùng vĩ đẹp tươi  

    Có công thầy đã tô bồi ngày qua.”